Đường dây nóng: 0212.8556.006
BÌNH CHỌN

Bình chọn đánh giá?

LIÊN KẾT WEBSITE

Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa bạo lực giới

Cập nhật: 09:20:18 28 / 11 / 2024
Lượt xem: 19
Ngày 25 tháng 11 hàng năm được Liên hợp quốc lấy là “Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái”. Đây được coi là ngày lễ kỷ niệm mang tính quốc tế; là dịp để các các nhân, tổ chức bảo vệ quyền phụ nữ tại khắp năm châu, không phân biệt ngôn ngữ, màu da, dân tộc phát động những chiến dịch thắp sáng ngọn lửa đấu tranh xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ.
Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới được tổ chức từ ngày 15/11 đến ngày 15/12 hằng năm. Quyền bình đẳng và cơ hội của phụ nữ, nam giới, nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ mang thai, trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số… được quan tâm và thể hiện trong chiến lược các chương trình, các đề án, nhằm thực hiện mục tiêu "không để ai bị bỏ lại phía sau".
Hình ảnh Tuyên truyền tại Quảng trường Tây Bắc - tỉnh Sơn La
Xin giới thiệu 10 thông điệp về bình đẳng giới:
1. Phụ nữ và nam giới đều bình đẳng tham gia và quyết định mọi công việc trong gia đình và xã hội.
2. Nam giới và phụ nữ cùng chia sẻ công việc trong gia đình và nuôi dạy con cái.
3. Phụ nữ không cam chịu bất bình đẳng giới và phân biệt đối xử trong gia đình và xã hội.
4. Không khoan nhượng với hành vi ngược đãi phụ nữ và trẻ em gái.
5. Gia trưởng là nguyên nhân chính dẫn đến bạo hành trong gia đình
6. Phụ nữ và trẻ em gái có quyền và cơ hội học tập, nâng cao hiểu biết như nam giới và trẻ em trai.
7. Cha mẹ khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ em gái đến trường và tiếp tục lên cao.
8. Hôn nhân không tự nguyện và tảo hôn là một nguyên nhân dẫn đến tan vỡ hạnh phúc
9. Lựa chọn hành vi tình dục an toàn là quyền và trách nhiệm của nam giới và phụ nữ để phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục.
10. Nói KHÔNG với tình dục trước 18 tuổi./.
Tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái trên hệ thống thông tin truyền thông như: các loại hình báo chí; Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện; loa truyền thanh các xã, phường, thị trấn, khu dân cư. Tuyên truyền, cổ động trực quan qua hệ thống áp phích, panô, băng rôn khẩu hiệu trên các tuyến đường, các trường học, địa điểm công cộng; trên Trang Thông tin điện tử, bảng tin cộng đồng; thông qua các nền tảng mạng xã hội: zalo, facebook. Lồng ghép nội dung truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình; phòng, chống bạo hành xâm hại trẻ em; bình đẳng giới vào các cuộc họp, hội nghị, sinh hoạt câu lạc bộ phù hợp với nhiệm vụ của từng địa phương, đơn vị.
Lường Thị Hồng Vân, Lưu trữ viên - TTLTLS.
 
 

Các tin khác:
Các tin liên quan:

Liên Kết Website

Video - Sự Kiện

Không có video - Upload lại link

Thống Kê

Hôm nay : 29
Hôm qua : 338
Tháng này : 197
Tổng truy cập : 242003
Đang trực tuyến : 4