Đường dây nóng: 0212 8508 999

Thống Báo

BÌNH CHỌN

Bạn đánh giá website này như thế nào?

LIÊN KẾT WEBSITE

Ngày 28 tháng 8 năm 2019 Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý tài liệu điện tử của Cộng hòa Pháp”

Cập nhật: 08:33:30 03 / 09 / 2019
Lượt xem: 401
Bà mélanie rebours chuyên gia lưu trữ điện tử của cộng hòa pháp đã trao đổi những kinh nghiệm quản lý tài liệu điện tử ở pháp.

Trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan công quyền ở pháp diễn ra như thế nào? Quy định chung về bảo mật dữ liệu (rgpd). Quy định chung về bảo mật dữ liệu (rgpd) – những ngoại lệ trong lưu trữ. Khung pháp lý để xây dựng niềm tin vào các giao dịch giữa chính quyền và với công dân.

Tại Pháp đã thành lập ra một cơ quan nhà nước với tên gọi “Cơ quan quốc gia về bảo mật hệ thống thông tin”(ANSSI) Là cơ quan quyền lực quốc gia trong việc bảo mật các hệ thống thông tin. Với tiêu chí này, cơ quan này chịu trách nhiệm đề xuất các quy định áp dụng cho việc bảo mật hệ thống thông tin nhà nước và kiểm tra việc áp dụng các biện pháp đã được quy định. Trong lĩnh vực bảo vệ hệ thống thông tin, cơ quan này có trách nhiệm giám sát, phát hiện, cảnh báo và phản ứng trước các cuộc tấn công máy tính, nhất là việc tấn công vào các hệ thống máy tính của Nhà nước.

Chia sẻ  về chữ ký số và giá trị pháp lý của chữ ký số “kể từ khi luật số 2000-2030 ngày 13/3/2000 điều chỉnh luật bằng chứng công nghệ thông tin và liên quan đến chữ ký điện tử, tài liệu điện tử ở pháp có giá trị pháp lý tương tự như một bản viết tay”. Chữ ký số chính thức được công nhận ở châu âu kể từ 01/7/2016 khi các quy định về eidas (nhận dạng điện tử và dịch vụ bảo mật) ngày 23/7/2014 có hiệu lực vào ngày này. Chữ ký số có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký tay.

Chữ ký số có giá trị pháp lý trong liên minh châu âu, eidas. Mỗi quốc gia thành viên có trách nhiệm phải cung cấp một danh sách các cơ quan cung cấp đáng tin cậy (cơ quan chứng nhận, cơ quan chứng nhận thời gian) và Ủy ban châu Âu công bố danh sách các cơ quan quốc gia về bảo mật này.

- TỔ CHỨC LƯU TRỮ Ở PHÁP

- Làm việc với sự chuẩn bị ngay từ nguồn nộp lưu, sự nhạy cảm của nguồn sản sinh tài liệu…

+ Nhưng GED ít khi quản lý dữ liệu nguồn và văn thư

- Sự khác nhau về hệ thống văn thư/lưu trữ Anh Mỹ

+ Việc nộp tài liệu vào các cơ quan lưu trữ rất sớm (đôi khi trước cả khi thời hạn hết hạn hành chính của tài liệu), nhất là ở các lưu trữ quốc gia (thông qua các bộ phận lưu trữ ở các cơ quan)

+ Chỉnh lý và loại bỏ trong cơ quan lưu trữ.

- Những yêu cầu cần thiết để lưu trữ

+ Tuân thủ các quy định nghề nghiệp (theo luật định…)

+ GED (Quản lý điện tử tài liệu)

+ Dữ liệu hành chính, thư tín

+ Các nguồn tài liệu lưu trữ cực kỳ quan trọng như: tài liệu của chính phủ, thư tín ngoại giao, hộ tịch

- Nộp song song tài liệu giấy/tài liệu điện tử

Chia sẻ nội dung quản lý hệ thống lưu trữ điện tử trong lưu trữ lịch sử

Qua chỉ se của chuyên gia Pháp, Các đại biểu tham dự hội nghị đã đặt ra nhũng vướng mắc mà Lưu trữ Việt Nam đang gặp phải về lưu trữ điện tử và đã được các chuyên gia Lưu trữ của Pháp giải đáp thắc mắc tận tình./.

 


Các tin khác:
Các tin liên quan:

Liên Kết Website

Video - Sự Kiện

Không có video - Upload lại link

Thống Kê

Hôm nay : 12
Hôm qua : 12
Tháng này : 1317
Tổng truy cập : 206313
Đang trực tuyến : 1